Các loại con dấu doanh nghiệp và quy định

Khắc Dấu Nam Việt cảm ơn bạn đã lựa chọn bài viết của chúng tôi để tham khảo thông tin. Bài viết này sẽ dành cho các chủ doanh nghiệp, cá nhân đang dự định mở công ty, nhân viên… hi vọng sẽ hữu ích đối với mọi người. Để bắt đầu xem bài viết các loại con dấu doanh nghiệp, xin mời bạn xem qua tóm tắt nội dung chính dưới đây:

Nội Dung Bài Viết Bao Gồm

Các loại con dấu doanh nghiệp hiện nay | Hình thức con dấu doanh nghiệp | Quy định kích thước con dấu doanh nghiệp | Quy định về màu mực con dấu doanh nghiệp | Quy định sử dụng con dấu doanh nghiệp | Quy định về con dấu doanh nghiệp 2018

1. Các loại con dấu doanh nghiệp hiện nay

  • Con dấu tròn doanh nghiệp: Là con dấu không thể thiếu với bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Con dấu doanh nghiệp này chỉ có hiệu lực khi bạn đến phòng đăng ký kinh doanh thông báo mẫu
  • Con dấu chức danh: Là loại con dấu được dùng rất nhiều trong một doanh nghiệp. Con dấu bao gồm 2 phần đó là tên của người giữ chức danh và chức danh. Ví dụ như các chức danh: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, kế toán,…
  • Con dấu mã số thuế địa chỉ, thông tin công ty: Là con dấu rất tiện dụng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi làm việc. Những văn bản nào cần thông tin doanh nghiệp hay mã số thuế bạn chỉ cần đóng dấu là xong.
  • Con dấu tên, con dấu sao y bản chính, con dấu đã thu tiền: Là những con dấu rất cần tiết cho các hoạt động của công ty như dấu đã thu tiền, đã thanh toán, chưa thanh toán, đã chi tiền, đã kiểm định, đã xuất kho,…

2. Hình thức con dấu doanh nghiệp

Các loại con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp…”

  • Vành ngoài phía trên khắc: Số đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định, số giấy phép kèm theo chức viết tắt của thành phần kinh tế; Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); Doanh nghiệp đoàn thể (DNĐT); Kinh tế tập thể (KTTT); Doanh nghiệp tư nhân (DNTN); Công ty Cổ phần (CTCP); Công ty Trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH); Liên doanh với nước ngoài (LDNNG) v.v…
  • Vành ngoài phía dưới khắc tên Quận, hoặc thành phố, Huyện, thị xã kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở, ở giữa con dấu khắc tên doanh nghiệp (đúng nguyên văn ghi trong trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy phép). Nếu là doanh nghiệp do các Bộ hoặc các ngành, tổ chức ở Trung ương quản lý khắc kèm theo tên cơ quan đó. Nếu do địa phương quản lý khắc kèm theo tên địa phương.

3. Quy định kích thước con dấu doanh nghiệp

  • Con dấu của các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý Nhà nước có đường kính 38mm.
  • Con dấu Tổng cục trực thuộc Bộ và con dấu cấp Trung ương của tổ chức quần chúng, tổ chức phi Chính phủ có đường kính 37mm.
  • Con dấu của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao (cấp Vụ, Cục) và con dấu của các doanh nghiệp có đường kính 36mm.
  • Con dấu của cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức quần chúng, tổ chức phi Chính phủ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và con dấu của các đơn vị thuộc các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức quần chúng cấp trung ương có đường kính 34mm.
  • con dấu của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức quần chúng cấp huyện và con dấu các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp tỉnh có đường kính 32mm.
  • Con dấu của các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và con dấu tổ chức quần chúng cấp xã (cấp cơ sở chi hội) có đường kính 30mm.

4. Quy định về màu mực con dấu doanh nghiệp

Các loại con dấu doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ màu mực gì: Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen

5. Quy định sử dụng con dấu doanh nghiệp

Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được sử dụng một con dấụ Trong trường hợp cần có thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập và phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất:

  • Cơ quan có thẩm quyền thành lập” được hiểu là trong trường hợp cơ quan, tổ chức có địa bàn hoạt động trên phạm vi rộng, có trụ sở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính, do tính chất công việc và sự cần thiết để điều hành công việc kịp thời thì cơ quan, tổ chức đó có thể đề nghị cơ quan đã thành lập hoặc cấp phép hoạt động cho phép sử dụng thêm con dấu cùng nội dung như con dấu thứ nhất.

6. Quy định về con dấu doanh nghiệp 2018

Nội dung thay đổi dài nên khắc dấu nam việt xin mời bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này: Tại đây

 

Bạn vừa hoàn thành xong bài viết các loại con dấu doanh nghiệp, nếu có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào cần giải đáp. Hãy gửi nội dung về email cho chúng tôi hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích với người khác, hãy chia sẻ đến họ. Việc này sẽ giúp chúng tôi có thêm động lực để xuất bản thêm nhiều bài viết khác. Cảm ơn !

 

【Sản Phẩm Đang Bán】

Loại Con Dấu Kích thước Đơn giá 
Khắc Dấu Tròn Doanh Nghiệp 14 x 38 mm 450,000đ
Khắc Dấu Công Ty 18 x47mm 350,000đ
Mực đổ con dấu 18 x47mm 45,000đ

 

 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan: